Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp
Dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỷ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Thời gian học nghề trình độ trung cấp
Dạy nghề trình độ trung cấp được thực hiện từ một đến hai năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tuỳ theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
Yêu cầu về nội dung, phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp
1. Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ.
2. Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề.
Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp
1. Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức xây dựng chương trình khung trung cấp nghề.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ở trung ương quyết định thành lập hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động và số lượng thành viên của hội đồng; ban hành chương trình khung trung cấp nghề trên cơ sở kết quả thẩm định của hội đồng thẩm định chương trình khung trung cấp nghề.
4. Căn cứ vào chương trình khung, hiệu trưởng các trường quy định tại "Điều 22 của Luật dạy nghề" tổ chức biên soạn và duyệt chương trình dạy nghề của trường mình.
TRUNG CẤP NGHỀ: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
Tên nghề: Quản trị mạng máy tính
Mã nghề: 40480206
Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 30
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:
- Kiến thức:
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về máy tính;
+ Trình bày được kiến thức nền tảng về mạng máy tính;
+ Trình bày được nguyên tắc, xây dựng, cài đặt và cấu hình, vận hành và quản trị, bảo trì hệ thống mạng máy tính;
+ Mô tả các phương thức phá hoại và các biện pháp bảo vệ;
+ Có khả năng tự nâng cao trình độ chuyên môn.
- Kỹ năng:
+ Khai thác được các ứng dụng trên hệ thống mạng;
+ Thi công hệ thống mạng cho doanh nghiệp nhỏ và trung bình;
+ Cài đặt, cấu hình và quản trị hệ thống mạng sử dụng Windows Server;
+ Cài đặt và cấu hình được các dịch vụ: DNS, DHCP, RRAS, Web, Mail;
+ Quản trị website, thư điện tử;
+ Đảm bảo an toàn hệ thống mạng;
+ Bảo trì được hệ thống mạng máy tính.
2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Chính trị, đạo đức:
+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin; tư tuởng Hồ Chí Minh về truyền thống yêu nước của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, về vai trò lãnh đạo, đường lối chính sách của Ðảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước;
+ Thực hiện được quyền, nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
+ Nhận thức và biết giữ gìn, phát huy truyền thống của giai cấp công nhân; biết kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam;
+ Tự giác học tập để nâng cao trình độ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
vận dụng được những kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện trở thành người lao động có lương tâm nghề nghiệp, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm cao; có lối sống khiêm tốn giản dị, trong sạch lành mạnh, có tác phong công nghiệp.
- Thể chất, quốc phòng:
+ Phân biệt được kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp tập luyện về thể dục thể thao nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực để học tập, lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;
+ Mô tả được kiến thức, kỹ năng cơ bản trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh; Có ý thức tổ chức kỷ luật và tự giác trong thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
3. Cơ hội việc làm:
- Sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề Quản trị mạng máy tính, học sinh làm được công việc quản trị mạng tại các doanh nghiệp hoặc thực hiện việc thi công các công trình mạng.
- Học viên tốt nghiệp có thể độc tập trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ sở giáo dục, các đơn vị có sử dụng hệ thống mạng hoặc bảo trì, vận hành các cơ sở kinh doanh có sử dụng mạng.
II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 2 năm
- Thời gian học tập: 90 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 2625 giờ
- Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 210 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp: 60 giờ)
2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ
- Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2415 giờ
+ Thời gian học bắt buộc: 1740 giờ; Thời gian học tự chọn: 885 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 819 giờ; Thời gian học thực hành: 1507 giờ
3. Thời gian học văn hóa Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở: 1200 giờ
(Danh mục các môn học văn hóa Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo trong chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả).
III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
Mã Môn học- Mô đun |
Tên môn học, mô đun |
Thời gian đào tạo |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||||||
Năm học |
Học kỳ |
Tổng số |
Trong đó |
|||||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
||||||||
I. Các môn học chung |
210 |
134 |
64 |
12 |
||||||
MH 01 |
Chính trị |
1 |
1 |
30 |
26 |
3 |
1 |
|||
MH 02 |
Pháp luật |
1 |
1 |
15 |
14 |
0 |
1 |
|||
MH 03 |
Giáo dục thể chất |
1 |
1 |
30 |
5 |
22 |
3 |
|||
MH 04 |
Giáo dục quốc phòng - An ninh |
1 |
1 |
45 |
22 |
19 |
4 |
|||
MH 05 |
Tin học |
1 |
1 |
30 |
14 |
14 |
2 |
|||
MH 06 |
Ngoại ngữ (Anh văn) |
1 |
1 |
60 |
53 |
6 |
1 |
|||
II. Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc |
2415 |
819 |
1507
|
85 |
||||||
II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở |
675 |
307 |
339 |
28 |
||||||
MĐ 07 |
Tin học văn phòng |
1 |
1 |
120 |
48 |
68 |
4 |
|||
M 08 |
Kiến trúc máy tính |
1 |
1 |
90 |
45 |
41 |
4 |
|||
MH 09 |
Lập trình căn bản |
1 |
1 |
120 |
39 |
77 |
4 |
|||
MH 10 |
Cơ sở dữ liệu |
1 |
2 |
90 |
45 |
41 |
4 |
|||
MH 11 |
Mạng máy tính |
1 |
1 |
90 |
40 |
45 |
4 |
|||
MH 12 |
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật |
1 |
2 |
90 |
45 |
41 |
4 |
|||
MH 13 |
Nguyên lý hệ điều hành |
1 |
2 |
75 |
45 |
26 |
4 |
|||
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề |
1740 |
512 |
1168 |
57 |
||||||
MĐ 14 |
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin |
1 |
3 |
75 |
30 |
42 |
3 |
|||
MĐ 15 |
Thiết kế, xây dựng mạng LAN |
1 |
2 |
120 |
45 |
70 |
5 |
|||
MĐ 16 |
Quản trị mạng |
1 |
2 |
120 |
45 |
70 |
5 |
|||
MĐ 17 |
Quản trị hệ thống WebServer và MailServer |
2 |
|
120 |
45 |
70 |
|
|||
MH 18 |
An toàn mạng |
2 |
3 |
60 |
30 |
27 |
3 |
|||
MĐ 19 |
Thực tập tốt nghiệp |
2 |
4 |
360 |
15 |
340 |
5 |
|||
MĐ 20 |
Vẽ đồ họa (Photoshop/Corel draw) |
2 |
2 |
45 |
14 |
28 |
3 |
|||
MH 21 |
Kỹ thuật điện - Điện tử |
2 |
2 |
90 |
30 |
56 |
4 |
|||
MĐ 22 |
Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Microsoft Access |
2 |
3 |
75 |
2
|
46 |
|
|||
MĐ 23 |
Lắp ráp và cài đặt máy tính |
2 |
3 |
90 |
18 |
72 |
6 |
|||
MH 24 |
Anh văn chuyên ngành |
2 |
3 |
75 |
30 |
42 |
3 |
|||
MĐ 25 |
Thiết kế trang WEB |
2 |
3 |
90 |
30 |
56 |
4 |
|||
MH 26 |
An toàn vệ sinh công nghiệp |
2 |
3 |
30 |
20 |
8 |
2 |
|||
MĐ 27 |
Chuyên đề (tự chọn) |
2 |
3 |
135 |
15 |
117 |
3 |
|||
MĐ 28 |
Toán ứng dụng |
2 |
3 |
60 |
45 |
12 |
3 |
|||
MĐ 29 |
Lập trình trực quan |
2 |
4 |
120 |
45 |
70 |
5 |
|||
MĐ 30 |
Vẽ kỹ thuật (AUTOCAD) |
2 |
4 |
75 |
30 |
42 |
3 |
|||
Tổng cộng |
2625 |
953 |
1571 |
97 |
Giờ học quản trị mạng doanh nghiệp
1. Tổng quan về nghề:
Nghề công nghệ ô tô là nghề thực hiện các nhiệm vụ về:
2. Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề
Người làm nghề Công nghệ Ô tô có nhiệm vụ
3. Các vị trí làm việc của nghề Công nghệ ô tô
Người tốt nghiệp nghề “Công nghệ Ô tô” là kỹ thuật viên có khả năng làm việc các vị trí sau:
1. Tổng quan về nghề:
2. Các kiến thức và kỹ năng
Để hoạt động trong nghề hàn người lao động cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để thực hiện được các công việc của nghề, sử dụng thành thạo các trang thiết bị của nghề, tính toán, thiết kế được kết cấu hàn, chọn được vật liệu phù hợp với điều kiện làm việc của kết cấu, phân tích đánh giá phán đoán được sự biến dạng của kết cấu và sự thay đổi của tổ chức kim loại tại khu vực chịu ảnh hưởng của nhiệt do hàn. Lập được quy trình hàn cho các kết cấu khác nhau. Có kỹ năng kỹ xảo để thực hiện tất cả mối hàn ở tất cả các tư thế, kiểm tra đánh giá được chất lượng của mối hàn và kết cấu hàn. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các công việc thuộc lĩnh vực, bồi dưỡng người có kỹ năng nghề bậc thấp hơn.
Một số trang thiết bị và dụng cụ, vật liệu chủ yếu của nghề.
3. Vị trí cơ hội nghề nghiệp
1. Tổng quan về nghề:
Hiện nay hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí rất phổ biến trong mỗi gia đình, cơ quan, công ty, nhà máy. Cùng với đó lĩnh vực kinh doanh, lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị lạnh đang là công việc mà nhiều bạn trẻ yêu thích vì có thu nhập ổn định. Nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” sẽ trang bị cho bạn những kiến thức, kỹ năng đó.
2. Các vị trí việc làm của nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí
Người học nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” sau khi ra trường có thể lựa chọn công việc trong nhiều lĩnh vực với nhiều vị trí như: Làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ, siêu thị, các nhà máy bia, chế biến sữa, bảo quản thủy hải sản; Làm việc ở các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hoà không khí; Làm việc ở các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí. Ngoài ra sinh viên sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng có thể tham gia giảng dạy nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề nhiệt lạnh sau khi được bổ sung các kiến thức và kỹ năng về sư phạm dạy nghề.
I. Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, Lắp ráp máy tính
1. Tổng quan về nghề:
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, máy tính đang ngày càng trở lên phổ biến trong xã hội của chúng ta. Nghề Kỹ thuật sửa chữa, Lắp ráp máy tính là một lựa chọn được nhiều bạn trẻ đam mê và yêu thích máy tính theo đuổi.
Nghề Kỹ thuật sửa chữa, Lắp ráp máy tính có nhiệm vụ đào tạo nhân viên kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng máy vi tính thành thạo, có tiềm năng phát triển và khả năng thích ứng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật sản xuất
Nhằm đáp ứng nhu cầu về thợ Sửa chữa và lắp ráp máy tính của xã hội, Trường Cao đẳng nghề số 23 -BQP hướng tới một chương trình đào tạo với các chuẩn năng lực nghề cần thiết, bám sát yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn.
2. Các kiến thức và kỹ năng
+ Nắm vững các kiến thức cơ bản về hệ thống máy tính
+ Có kiến thức về cấu trúc và cơ chế hoạt động của máy tính, có kĩ năng làm việc khi lắp ráp, cài đặt hoàn chỉnh một máy tính với hệ điều hành và các phần mềm ứng dụng, sửa chữa các hư hỏng, thiết lập một hệ thống mạng máy tính.
+ Có đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật làm nền tảng cho việc lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy vi tính.
+ Có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lí các sự cố, tình huống trong hệ thống máy vi tính.
+ Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy vi tính.
+ Sửa chữa, bảo dưỡng các thành phần cơ bản của hệ thống máy vi tính.
+ Biết cách xây dựng và quản lí hệ thống mạng Lan tại một doanh nghiệp, cửa hàng, công ty...
+ Biết tổ chức, quản lí và điều hành sản xuất của một phân xưởng, một tổ kĩ thuật, một cửa hàng lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, quản lí mạng cục bộ.
+ Có tính độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân trong việc tổ chức, quản lí và điều hành đơn vị công tác kĩ thuật của mình.
3. Vị trí cơ hội nghề nghiệp
+ Thành lập công ty TNHH mua bán máy tính.
+ Kĩ thuật viên cho các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính.
+ Nhân viên kĩ thuật lắp ráp cho các khu công nghệ cao.
+ Nhân viên văn phòng, nhân viên kĩ thuật bảo trì máy tính và hệ thống mạng tại bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy,trường học, UBND phường xã, quận huyện, các doanh nghiệp có ứng dụng CNTT.
+ Nhân viên văn phòng, nhân viên kĩ thuật phụ trách máy tính tại các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề, trường phổ thông.
Giờ thực hành sửa chữa MainBoard